Trần Mỹ Duyệt
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.
Họ là ai? Câu chuyện của họ có liên quan gì đến chúng ta hôm nay? Và chúng ta có thể học hỏi được gì từ câu chuyện này?
Con đường dài chừng mười cây số (7 dặm) giữa Giêrusalem và Emmaus hôm ấy có ba bộ hành cùng đi bên nhau. Trong một chú giải Kinh Thánh thì Cleopas, người được nêu tên trong bài tường thuật cũng có tên khác là Clopas. Ngoài ra, ông còn được biết đến với tên là Alphaeus. Ông là người mà cả truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo tin là em trai của Thánh Giuse, bạn trăm năm của Đức Maria, và dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Vợ ông tên là Maria, người đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu cùng với Mẹ của Ngài [1]. Có lẽ từ mối dây liên hệ gia đình, ruột thịt như vậy nên sự buồn bã, xót thương của hai người càng trở nên thấm thía. Ngoài ra, bởi vì họ là những người đặt nhiều tin tưởng, đi theo Đức Giêsu. Họ hy vọng với những lời giảng dậy, với uy tín và những phép lạ Ngài thực hiện, Đức Giêsu có thể giải thoát Israel khỏi ách nô lệ của người La Mã, thiết lập triều đại huy hoàng cho dân tộc Israel. Và biết đâu, trong cái triều đại huy hoàng ấy, họ cũng có một chút địa vị. Nhưng rồi, Giêsu đã bị bắt, và bị giết: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (21).
Và Chúa Giêsu đã không để cho những người thân yêu của mình phải rơi vào tuyệt vọng. Ngài đã kịp thời giải thoát những suy tư, những ước vọng tiêu cực, trần thế của họ bằng một cuộc trò chuyện rất tự nhiên và đầy hứng thú. Ngài, người lữ hành cô đơn đã nhập bọn với họ, và bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?” (17). Thế là câu chuyện được mở ra giữa ba người liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cũng như cái chết, và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng trong suy nghĩ của hai người, thì những thứ đó bây giờ coi như viễn vông, không có gì làm bằng chứng cả. Kết quả trước mắt chính là việc họ đang trở về làng cũ để sống với nghề nghiệp và cuộc sống như trước.
Thật ra những gì hai người đã nhận xét về biến cố vừa qua đều đúng dưới cái nhìn thực tế và con người, nhưng câu truyện của đằng sau những biến cố này là những gì họ không biết, hoặc nói theo từ ngữ của Chúa lúc bấy giờ thì: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (25-26)
Điểm mấu chốt ở đây là hai người không mặc cảm về sự yếu kém Thánh Kinh của mình, nên đã lắng nghe chăm chú. Còn người khách lạ cũng không cảm thấy bị xúc phạm vì sự hiểu lầm của hai người bạn đồng hành. Một mối tình thân thiết đã triển nở: “Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn” (28-29). Chúa Giêsu đã nhận lời ở lại với họ, nhờ đó họ đã nhận ra người khách lạ suốt hành trình trước đó là ai, và đã phản ứng một cách mạnh mẽ: “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp gỡ Nhóm Mười Một… thuật lại những gì đã xảy ra trên đường và việc đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (24: 33, 35).
Cuộc đời của mỗi chúng ta cũng phản ảnh hay đúng ra là mô phỏng hành trình Emmaus. Nhiều lần và có lẽ rất nhiều lần chúng ta đã gặp phải những buồn phiền, chán nản và thất vọng. Không phải đối với những chuyện thuộc về thế giới vật chất, mà ngay cả những chuyện thuộc về lãnh vực tâm linh. Trong những hoàn cảnh như thế, chúng ta quên rằng bên chúng ta đang có Chúa, và đã thất vọng vì không nhận ra Ngài.
Trở lại bối cảnh của hai người bộ hành hôm đó, ngoài Cleopas ra, còn người kia là ai? Tại sao thánh ký không nhắc đến tên của người này, phải chăng đó là một ẩn ý? Theo một chú giải về trình thuật này, thì người không được nhắc tên đó là Maria vợ của ông. Như vậy, trên hành trình cuộc sống, bên ta luôn có một người mà người đó có thể là vợ ta, và đặc biệt là bạn, người thầy, và là Chúa của ta. Cũng có thể, người không tên kia là chính mỗi người chúng ta trong tương quan với người khác.
Vậy trong những biến cố của cuộc đời, khi đối mặt với những thử thách, chúng ta cần mở rộng lòng mình để đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, và để cho Chúa soi dọi hướng dẫn cuộc đời mình. Phần chúng ta, hãy là người khách lạ không tên khi đi bên nhau.
1. Archdiocese of Indianapolis
https://www.archindy.org › criterion › local › reflection
Anh chị em thân mến,
Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.
Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]
Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người.
Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.
Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.
Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.
Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?